Đến nội dung

Hình ảnh

Danh ngôn về dạy và học Toán

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Đôi lúc tình cờ bạn nghe hoặc đọc được đâu đó những câu, những ý mà bạn lấy làm tâm đắc? Xin hãy đưa lên đây để chia xẻ với mọi người. Nếu được xin kèm một lời bình và cũng mời mọi người cùng bình
Tôi xin mở đầu:
Nhạn độ hàn đàm

#2
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Tôi xin nói và nói không sai rằng khả năng học tập của một học sinh tỉ lệ thuận với số giấy nháp mà học sinh ấy đã sữ dụng
(TS Võ Văn Sen phát biểu trong chương trình Giáo Dục trên HTV9 hôm 24/2/05)
Ghi chú: Vừa nghe TV vừa làm việc nên xin lỗi nếu có sai sót câu chữ trong trích dẫn

Lời bình: Xưa có Dưỡng Do Cơ là tay thần tiễn, hãnh diện tài bách bộ xuyên dương của mính lắm lắm. Có bà lão bán dầu bĩu môi: chỉ là quen tay. Dưỡng giận, nói: bà làm đi. Bà lão lấy chai dầu đổ ra li, li đầy có ngọn mà không tràn, rồi bảo Dưỡng: Ông làm đi. Dưỡng lắc đầu: phải, quen tay cả thôi. Muốn quen tay ắt phải luyện tập
Trong sự học tờ giấy nháp chính là luyện võ đường, nơi ta luyện tập cho quen cách làm cách nghĩ vậy. Giấy nháp càng nhiều, công phu luyện tập càng cao, nội lực càng thâm hậu. Võ Văn tiên sinh thực là người đã cảm nghiệm sâu sắc cái đạo lí của lão ẩu bán dầu thủa xưa vậy.
Thế nhưng ở nước Đại Ngu vẫn có không ít sĩ tử lấy việc đi học thêm cho thật nhiều, hết cours này đến lớp nọ là cần, lấy việc cố công chép đầy vở 100 trang này đến tập 200 trang nọ là đủ để thành tài vượt được vũ môn . Hỏi rằng: chẵng cần giấy nháp ư? Đáp: chẵng cần, có cassio 570ms. Hỏi: đủ ư? Đáp: còn, và xòe hai bàn tay trắng ra. Quả thật chẵng tốn một manh giấy nháp.
Thầy làm trên bảng, chép vào, ấy là thầy thực hành. Bấm cassio, ấy là máy thực hành. Xưa nay chưa từng nghe nhìn người khác ăn mà bản thân mình no, nhìn người khác uống mà bản thân mình hết khát, nhìn người khác tập thể dục mà bản thân mình khỏe mạnh bao giờ. Phàm ai ăn nấy no, ai tập nấy khỏe, ấy là cái đạo lí xưa nay vậy. Ôi thế mà trong học tập lại có ý cứ nhìn người khác tập luyện cho thật nhiều là mình có được các kỉ năng kỉ xảo cần thiết thì chẵng phải là làm trò cười cho kẻ sĩ trong thiên hạ ư?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngôctử: 28-02-2005 - 00:32

Nhạn độ hàn đàm

#3
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Bàn về tờ giấy nháp

Xung quanh tờ giấy nháp cũng còn nhiều chuyện cần bàn thêm
Có người khi làm nháp thường ưa để xéo tờ giấy lại rồi viết, chẵng có hàng lối gì. Ngừoi thì bạ đâu viết đó, xuôi ngược lung tung. Nháp mà ! .
Tôi biết có một hs năm vừa rồi đi thi, gặp một câu khó không tự tin nên chỉ làm vào nháp, chưa dám chép vào giấy thi, dự định tranh thủ làm các câu khác xong sẽ quay lại xem kĩ. Còn 5 phút hết giờ, quyết định chép vào cầu may nhưng tìm chẵng ra. Đến ra khỏi phòng mới tìm thấy. Xem lại bài giải chẵng sai tí nào. Thật đáng tiếc vì bạn ấy chỉ thiếu đúng nữa điểm để đổ.
Có nhiều bạn đi học chẵng bao giờ đem theo giấy nháp. Vở thì sạch, chữ thì đẹp, làm không nháp thì ngại sai, sửa đi sửa lại dơ vở. Vậy là ngồi chờ bạn bè hay thầy cô làm xong thì chép vào. Gặp thầy cô chiếu cố kĩ quá thì ngữa tay ra .. nháp vào lòng bàn tay, hoặc nháp vào lề sách.
Đây là cách học bảo đảm … thi hỏng.
Có bạn cũng có giấy nháp đấy, nhưng không thèm dùng. Cộng trừ nhân chia gì cồng kènh đã có casio, còn với các phép tính, các biến đỗi đơn giản thì nhẩm. Dẫu rất ủng hộ việc tập tính nhẩm, xem như một cách tập vận dụng thông minh các tính chất về các phép tính, rèn luyện khả năng tập trung, .. nhưng với các kì thi quan trọng, có lẽ ta không nên mạo hiểm: tâm lí căng thẳng , thời gian làm bài lại dài nên đầu óc mệt mỏi, dễ bị sai sót - những sai sót đôi lúc rất ngớ ngẫn, về nhà nghĩ lại mới thấy thì đã muộn. Đừng sữ dụng đầu óc như một tờ giấy nháp rẽ tiền. Đây là lời khuyên của GS Dương Minh Đức.
Nhân nhắc đến vị GS này, mới các bạn bình luận một ý kiến của ông:
-----------------------------------------------
Học mà không ôn là cách học ngu xuẫn
(Dương Minh Đức Phương pháp mới học Hình học 8 , nxb Tổng Hợp Đồng Tháp 97, trg 4)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngôctử: 06-05-2005 - 00:27

Nhạn độ hàn đàm

#4
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Học mà khong ôn là cách học ngu xuẫn
(GS Dương Minh Đức)

Các kì thi TSĐH ba năm qua đã cho nhữg con số làm giật mình mọi người: khoảng 75% thí sinh điểm dưới trung bình, trong đó khoảng 60% có điểm từ 4 đến 7 cho cả ba môn. Không thấy số liệu thống kê điểm riêng môn Toán, nhưng có lẽ số thí sinh điểm 2, 3 cũng cở đó: 60%.
Đề thi quá khó, dạng toán ra lạ quá chưa từng gặp qua nên không kịp thời gian suy nghĩ ?.
Đúng là nhiều bạn ra khỏi phòng thi mới nghĩ ra cách giải, nhưng chắc chắn không phải vì gặp dạng toán lạ, khó. Với 60% bạn thí sinh nói trên thì ít nhất 60% đề thi là các dạng toán quen thuộc, đã từng gặp, từng làm qua – có bài còn dễ hơn một số bài tập trong SGK.
Vậy thì nguyên nhân ở đâu? Vấn đề thực ra không có gì khó hiểu: từng gặp, từng làm qua không có nghĩa gặp lại sẽ nhớ, sẽ làm được. Người học một lần nhớ mãi cực kì hiếm. Phần lớn, để có thể hiễu, nhớ và làm lại được một dạng toán mới nào đó đều cần một số lần lặp lại nhất định. Ít nhiều tùy người, nhưng chính ôn tập là cái quyết định chất lượng học tập của một hs chứ không phải là cái gì khác. Ai biết cách ôn tập, dành được thời gian thích đáng cho ôn tập, người đó thành công trong học tập.
Thế chẵng phải các bạn thí sinh trong số 60% nói trên đấy đã rất tích cực ôn thi đấy ư? Trong mùa thi nhiều bạn chỉ ghé về nhà ăn vội chén cơm hay để ngũ, suốt thời gian còn lại lang thang hết lớp này đến lớp nọ. Nhiều bạn ở quê còn cơm đùm gạo bới ra tỉnh ôn thi.
Thực ra gọi là ôn nhưng các bạn chẵng ôn tí nào. Các bạn chỉ toàn tìm cách nhét thêm vào đầu càng nhiều cái mới càng tốt. Các bạn đã tìm cách học để kiếm hai ba điểm cuối dành cho các câu hỏi nâng cao, phân loại hs khá giỏi. Trong lúc sáu bảy điểm cơ bản đầu thì chưa nắm được.
Than ôi, thế chẵng phải là thả mồi bắt bóng ư ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngôctử: 06-05-2005 - 00:26

Nhạn độ hàn đàm

#5
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Các sai lầm trong phương pháp học toán
(Trích từ: Dương Minh Đức Các mẹo, các lỗi & các phương pháp giải đề thi toán TSĐH&CĐ nxb Giáo Dục 2002.)

1. Lướt qua các bài toán cơ bản và dành nhiều thì giờ cho các bài toán đố
Nhiều học sinh coi thường các bài toán cơ bản đơn giản mà không dành thì giờ ôn tập chùng, chỉ cố giải và học thuộc các bài toán khó. Thực ra đa số các bài toán phức tạp là các bài phối hợp nhiều bài toán cơ bản. Cho nên chúng ta sẽ thấy rõ bản chất các loại toán loại này và dễ dàng giải chúng nếu chúng ta đã thành thạo các bài toán cơ bản và nhìn ra chúng ngay trong đống hỗn độn của các bài toán phối hợp. Mặt khác thực là buồn cười khi muốn giải các bài toán tổng hợp mà chưa nắm vững các bài toán đơn giãn.
Có các bài toán chỉ giải được nếu chúng ta biết vài ý toán rất đặc biệt và thừong rất ít gặp trong toán học (ngay cả trong nghiên cứu toán học). Chúng tôi gọi chúng là các bài toán đố. Nếu chúng tôi bất thình lình phải giải các bài toán loại này vời thời hạn vài giờ thì chúng tôi cũng có thể bị bí! Các bài toán này không giúp nhiều cho chúng ta trong việc phát triển kỹ năng làm toán. Làm một bài toàn cơ bản chúng ta có thể học dược cách giải cho rất nhiều bài khác, còn làm một bài toán đố thì hầu như chúng ta không áp dụng chúng cho bất kì bài toán nào khác! Làm các bài toán đố lại rất mất thời giờ. Trong các bài toán thi thông thường tỉ lệ các bài toàn đố ít hơn 15%. Vì thế bạn nào dành nhiều hơn 15% thời gian học tập cho chúng là vô lý!

2. Không ôn tập các bài học cũ
Mức độ thành công của một giai đoạn học dựa trên số cách giải toán học sinh biết thêm và sử dụng được chứ không hẳn là số lượng bài toán đã giải được. Cho nên học nhiều mà không tìm cách nhớ những gì mình học là vô ích. Chỉ có cách ôn tập chúng ta mới có thể nhớ lâu các kiến thức. Chúng ta mất rất nhiều thì giờ cho lần giải đầu tiên một bài toán, nhưng lần ôn thứ hai sẽ chỉ mất lối phân nửa thời gian lần đầu, đến lần thứ ba thì chỉ tốn lối một phần tư của thời gian lần đầu, đến lần thứ tư ta chỉ tốn lối một phần mười sáu của thời gian lần đầu…. Giống như lần đầu ta mất nhiều thì giờ để vẽ các ý toán vào óc, khi ta đồ lại các ý toán này, ta ít tốn thì giờ hơn, nhưng thành quả thu lại to hơn: mỗi lần đồ lại, ý toán sẽ in đậm gấp nhiều lần vào óc ta so với lần trước.
Yếu tố thời gian rất quan trọng trong các phòng thi. Chúng ta phải giải thạo như máy và làm nhanh như chớp tất cả các dạng toán đã làm qua, để dành tối đa thời gian làm bài cho các câu hỏi có vẻ là lạ. Chỉ có cách ôn tập bài cũ nhiều lần mới có thể làm như vậy.

3. Cái gì cũng ôn
Nếu không ôn tập thì tệ hại, nhưng tệ hại không kém nều không biết cách ôn tập! Chúng ta không có nhiều thì giờ cho mọi việc, Nhất là việc ôn tập khá nhàm chán. Chúng tôi xin nói về một cách học: ôn tập theo tần số như sau:
+ Sau khi học xong chương một, ta nên làm lại tất cả các bài tập trong chương một trước khi sang chương hai. Đánh dấu các bài toán mà ta giải còn ngập ngừng.
+ Sau khi học xong chương hai, ta nên làm lại tất cả các bài tập được dánh dấu trong chương một và tất cả các bài tập trong chương hai trước khi sang chương ba. Đánh dấu các bài toán mà ta giải còn ngập ngừng.
+ Và tiếp tục như thế cho đến chương cuối. Sau đó ta nên giải lại tất cả các bài toán trong sách và đánh dấu các bài toán mà ta giải còn ngập ngừng.
+ Giải lại các bài tập được đánh dấu và đánh dấu các bài toán mà ta giải còn ngập ngừng. Lặp lại việc này cho tới khi không còn bài nào ngập ngừng nữa.
Đây là một bí quyết học toán: học theo tần số. Bài nào càng khó nhớ cách giải, chúng ta giải nhiều lần hơn. Nếu lần nào cũng ôn tập tất cả các bài toán, chúng ta sẽ phí thì giờ để làm lại một việc vô ích: giải đi giải lại các bài toán mà chúng ta đã thuộc nằm lòng rồi!
Nhạn độ hàn đàm

#6
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Một cách ôn tập tích cực: tự mình ra lấy đề để ôn

Còn một, hai tháng nữa là thi. Với các bạn học có phương pháp việc ôn tập có lẽ không có gì khó khăn. Nhưng với nhiều bạn khác thì sao? Đến lúc này nhiều bạn đã bắt đầu hoảng hốt, khi thấy kì thi sắp tới mà sờ bụng cảm giác như chữ nghĩa đi đâu mất cả, vấn đề gì cũng thấy như thực như hư, mơ mơ màng màng.. Muốn ôn chẵng biết ôn cái gì. Ba năm học cấp III, cả trăm chuyên đề, cả chục cuốn sách tham khảo với hàng ngàn bài toán. Ôn bài nào, bỏ bài nào? Đây là lúc không ít bạn thức đến hai ba giờ sáng để ngồi thừ ra lo lắng, lang thang trên mạng vào các chatroom than thở, .. hay nghe theo bạn bè ghi danh vào một lớp nào đấy, học được vài buôỉ lại thất vọng não nề: bỏ thì tiếc, lo; nhưng theo thì phí thời gian vì chẵng hiểu gì bao nhiêu những điều thầy giãng. Các bạn không biết rằng ở các lớp ấy vào thời điểm này hầu hết các gv dạy với giả thiết rằng hs đều đã nắm vững các bài tập cơ bản và đến đây là để hệ thống lại, nâng cao .. Vậy thì, nếu chưa nắm được phần cơ bản, chưa tự tin mình lấy được sáu, bảy điểm đầu tiên trong đề thi thì theo tôi, các bạn đừng tiếc nuối gì, hãy dũng cảm từ chối ngay các dạng toán nâng cao, các bài toán hóc hiễm .. những bài mà khi xem baì giải đôi lần vẫn thấy mơ hồ không hiểu.
Các bạn phải tự xét mình, trong các phần đã học, phần nào mình học chưa tự tin lắm, nhưng tương đối khá hơn cả – hãy ưu tiên ôn phần đó trước. Với số đông, có lẽ bài toán Khảo sát hàm số và các vấn đề liên quan là chọn lựa để kiếm 2điểm đầu tiên. Ta thử cùng nhau vạch kế hoạch ôn phần này:
+ Bạn đã nắm vững các dạng bài tập trong SGK, SBT Giải tích 12 chưa? Chú ý trong SBT có phần bài tập làm thêm, phần Tổng ôn tập - các bạn nên làm chúng trước khi làm một sách tham khảo nào khác, đơn giản là vì chúng thường là dễ hơn. Chỉ sau khi đã làm không ngập ngừng số bài tập cơ bản này mới nên nghĩ đến dùng sách tham khảo, học thêm.
+ Dùng STK nào? nếu trước nay có dùng một sách tham khảo nào đó rồi, và nếu cuốn này không có vấn đề gì, thì tiếp tục dùng nó để ôn, làm quen thêm với các cách phát triễn, vận dụng các kiến thức đã học. Nếu chưa từng dùng STK nào có thể nhờ gv giới thiệu giúp một cuốn vừa sức. Tuy nhiên, theo tôi, đến giờ phút này mới nghĩ đến chuyện dùng STK thì chỉ thêm bối rối trước lượng bài tập khổng lồ trong các bộ sách ấy, ích lợi đâu chưa thấy, cái hại trước mắt là mất tự tin.
+ Còn một cách khác: dựa vào các bài tập trong SGK, tự ra đề tương tự mà ôn.
Bạn hãy giở SGK ra, thử giải bài 1 với các câu hỏi của bài 2, bài 3 .. và ngược lại. Hai tình huống bạn có thể gặp:
- có những câu hỏi chẵng gây trở ngại gì khi chuyễn từ bài này qua bài kia. Bạn hãy thử nghĩ vì sao? Với hàm bậc ba chẵng hạn thì bạn đã gặp bao nhiêu câu hỏi loại đó?
- Có những câu hỏi sẽ gặp trỡ ngại khi chuyễn chỗ. Hoặc tính toán sẽ quá cồng kềnh, hoặc câu hỏi sẽ không hợp lí .. Bạn thử suy nghĩ vì sao, cần phải thay đổi thế nào thì được bài toán có thể giải được dễ hơn? khó hơn ?
Tôi nghĩ học ôn như thế sẽ là một cách học ôn rất tích cực. Để làm ví dụ, tôi sẽ post vào ( Xin xem ví dụ minh họa ở đây:
http://www.diendanto...st=0#entry18264

) một số bài, bạn nào quan tâm có thể vào xem, tham khảo cách làm .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngôctử: 10-05-2005 - 22:53

Nhạn độ hàn đàm

#7
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Đọc báo, gặp bài của Thầy Nguyễn Thượng Võ, cựu GV toán trường Amsterdam HN, tư vấn về thi TSĐH, có đoạn liên quan đến tờ giấy nháp nên trích lại để các bạn cùng đọc

Cách trình bày: Sử dụng giấy nháp đúng lúc, đúng chỗ
Những tính toán lặt vặt đừng có làm vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp, Một bài thi chỉ 6-8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trong hoàn cảnh trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số, dễ gây ức chế cho người chấm bài.
Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho anh khi anh thay số vào cả.
Hoặc như khi giải phương trình bậc hai, anh không cần phải tính delta trong giấy thi, làm luộm thuộm, dài dòng. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và điền kết quả.
Khi vẽ hàm số, tôi vẫn dạy học sinh vẽ chính xác, không cần chú trọng vẽ đẹp.

Tốc độ làm bài: Làm luôn ra giấy thi
Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng hết những điểm vẫn thấp. Đó là vì khi anh làm bài trên giấy nháp thì anh tập trung, khi anh chép ra bài thi, đầu óc bắt đầu ìlỏng”, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi.
Thậm chí có em vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức hạn chế giấy nháp. Hạn chế giấy nháp để tăng tốc độ làm bài.
Ví dụ giải phương trình bậc hai, anh không cần ghi các bước tính ra, hoàn toàn có thể tính ra nháp rồi viết vào vừa sạch đẹp.

Theo Sinh Viên Việt Nam

Nguồn: http://www.tuoitre.c...9&ChannelID=224
Nhạn độ hàn đàm

#8
leoteo

leoteo

    Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

  • Hiệp sỹ
  • 271 Bài viết
Có một câu của Turan mà tớ rất thích là:

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I do mathematics to keep happy"

Lời bàn thì chẳng biết bàn gì cả :wub:, chỉ thấy câu này hay quá :geq.
Trần trùng trục đi về không vướng víu

#9
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Có cái gì hay hay đưa lên chia sẻ với mọi người là tốt quá rồi, có lời bàn mao tôn cương thêm cho vui càng tốt, không có cũng chẵng sao mà.
Nhạn độ hàn đàm

#10
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Đọc mấy giòng của Saomai

... thấy học sinh vác những quyển sách tham khảo dày cộp đến lớp, trong đó có đến hàng nghìn bài toán và có vẻ như tổng hợp được gần như toàn bộ các dạng bài thường gặp trong các kỳ thi tuyển sinh đại học.Có những quyển lại đưa ra những lời giải có tính thủ thuật, nhưng tại sao lại giải như thế thì tác giả không hề đề cập đến. Những quyển sách đó có vẻ rất trúng tâm lý của học trò. Gặp bài toán nào là các em có thể lôi ra tra cứu cách giải trong sách. Nhưng tại sao lại giải như vậy thì có vẻ như các em không mấy quan tâm. Cứ làm nhiều thì sẽ nhớ thôi. Rât ít gặp những quyển sách dạy học trò suy nghĩ; mà nhiều khi lại biến các em thành những cái máy lắp ráp 

( http://diendantoanho...wtopic=3497&hl= )

lại nhớ đến một nhận định của WW Sawyer:

Không có gì hủy hoại những khả năng toán học bằng thói quen tiếp nhận những phương pháp giải có sẵn mà không hề tự hỏi vì sao cần giải đúng như thế và làm thế nào để có thể tự nghĩ ra điều đó.

(W.W. Sawyer, Đường vào toán học hiện đại , Phan văn Cự và Trần Trung dịch, nxb KHKT, Hanoi 1979, trg 143)

Các bạn có suy nghĩ, bình luận gì về ý kiến này?
Nhạn độ hàn đàm

#11
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết

Có một câu của Turan mà tớ rất thích là:

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I do mathematics to keep happy"

Lời bàn thì chẳng biết bàn gì cả :forall, chỉ thấy câu này hay quá :D.

bác leteo nhắc em chợt nhớ đến câu sau của Pascal:

Life is boring without two things, learning Mathematics and teaching mathematics

Xem ra hai bác này sống chết với Tóan giống nhau gớm.

Mr Stoke 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh